Đám hỏi (hay còn được gọi là lễ ăn hỏi hoặc lễ đính hôn) có vai trò rất quan trọng trong các nghi thức kết hôn truyền thống của Việt Nam. Đám hỏi là lời thông báo chính thức về việc hứa gả con cháu giữa hai họ. Sau khi chàng trai mang lễ vật đến nhà gái, anh chính thức được nhận làm con rể và cô gái sẽ trở thành “vợ sắp cưới” của anh. Sau nghi thức này, cặp uyên ương có thể tập gọi bố mẹ, xưng con. Đám cưới diễn ra sau đó sẽ là lời xác nhận chính thức cho quan hệ vợ chồng của họ với bà con và bạn bè.
Tuy chỉ diễn ra trong khoảng nửa ngày, đám hỏi với nhiều thủ tục truyền thống phức tạp vẫn có thể khiến gia đình đôi bên bối rối. Một chút chia sẻ từ Phát Hoàng Gia Wedding Planner sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về phong tục này.
1. Trang phục
Bên phía nhà trai đóng vai trò rất quan trọng trong ngày này vì thế từ trang phục đến lễ vật ăn hỏi rất được trau chuốt. Chú rể trong đám hỏi nên mặc áo sơ mi đóng thùng với quần Tây, có caravat và kết hợp áo vest ngoài. Hoặc cũng như cô dâu, chú rể có thể mặc áo dài cách tân phối với chiếc quần jean đen và chọn cho mình đôi giầy tây hợp với âu phục. Người thân trong gia đình chú rể nên ăn mặc lịch sự theo phong cách truyền thống – nam mặc Âu phục, nữ mặc áo dài.
2. Đội bưng quả
Tùy vào số mâm quả, nhà trai có thể mời lượng người bưng tương ứng với số lượng mâm quả, và thường thì đó sẽ là anh em họ hoặc bạn bè chú rể. Đội bưng quả nên ăn mặc giống phong cách của chú rể và gọn gàng, văn minh nhất có thể.
3. Sính lễ
Sính lễ chính là vật phẩm nhà trai mang đến để xin hỏi gả cưới cô dâu cũng như là lễ vật cảm ơn của nhà trai. Trước ngày gần đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị mâm quả để mang sang nhà gái. Tùy vào điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm đối với phong tục người miền Bắc và 4 – 6 – 8 – 10 mâm đối với phong tục người miền Nam. Mâm quả gồm: Trầu cau, Trà rượu, Bánh ăn hỏi, Trái cây và lễ vật ăn hỏi khác tùy theo phong tục mỗi vùng miền. Mỗi lễ vật ăn hỏi này đều mang ý nghĩa khác nhau nhằm chúc cho các cặp đôi hạnh phúc, giàu sang.
4. Tiền nạp tài
Tiền nạp tài cũng được coi như món quà của nhà trai dành cho nhà gái để tỏ lòng cảm ơn gia đình nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mà họ sắp rước về. Đây cũng thể hiện thái độ tôn trọng của nhà trai đối với gia đình nhà gái nói chung và cô dâu mới nói riêng. Số tiền nạp tệ lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào sự bàn bạc trước của hai gia đình hoặc hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, đây luôn được coi là chuyện tế nhị, là thành tâm thành ý khó quy đổi thành giá trị vật chất nên không ai đưa ra con số cụ thể cho mọi trường hợp.
5. Phương tiện đi lại
Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần lên kế hoạch, tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh rủi ro. Ngoài ra, nhà trai cũng nên tính toán phương tiện đi lại phù hợp để đưa các thành viên sang nhà gái, như xe ô tô, xe khách…
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH MTV Sự Kiện Phát Hoàng Gia
Trụ Sở Chính: 25bis, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Phone: 08 5404 2100 - Fax: 08 5404 1769
Chi Nhánh: 102 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Phone: 08 3811 3444
Hotline: 0919 43.43.44
Email: info@phathoanggia.com.vn
Website: www.phathoanggia.com.vn hoặc www.dichvutieccuoi.com.vn