Tại sao phải chọn Lân Sư Rồng vào các dịp Lễ Tết hoặc Khai trương?
Lân được xem là con vật mang lại sự may mắn, hạnh phúc và thành đạt cho con người. Chính vì thế mà nghề múa lân sư rồng cũng tựa như nghề cầu lộc cho người khác. Phải luyện tập quanh năm suốt tháng nhưng chỉ được biểu diễn trong những dịp lễ tết hoặc các sự kiện lớn của công ty như khai trương…
Dịch vụ Lân Sư Rồng vẫn chưa có trường lớp đào tạo bài bản?
Được xem là một nghề, thế nhưng, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một trường lớp nào chính thức đào tạo nghề múa lân sư rồng. Từ những niềm vui khi được nghe tiếng trống múa lân, sự rộn rã của những màn trình diễn đẹp mắt, các nghệ nhân đã nuôi lớn niềm vui ấy trở thành niềm đam mê, và phát triển thành những đoàn lân, phục vụ cho nhu cầu của người dân mà nếu theo lâu rồi, người trong nghề thường gọi là “ghiền không thể bỏ được”.
Nếu như những ngành nghề khác yêu cầu sự am hiểu kiến thức nghề là chủ yếu thì với múa lân sư rồng không chỉ là kiến thức mà sức khỏe, sự deo dai, bản lĩnh cũng như tính kiên trì là những yếu tố vô cùng quan trọng nếu muốn ở lâu với nghề, trở thành những nghệ nhân múa lân xuất sắc. Họ phải học, phải luyện võ thuật để có thể nhảy múa, thực hiện tốt những động tác bay nhảy trên không, mang đến cho người xem cảm giác rằng nghệ nhân chính là những chú lân thật hóa thân thành.
Trong những buổi biểu diễn, các nghệ nhân phải điều khiển những con lân, con rồng từ những vật thể vô tri vô giác trở nên sinh động, vui tươi và có hồn hơn qua những động tác, những tư thế nhảy, vồ, lăn vòng, vặn mình…. Tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với các nghệ nhân múa lân sư rồng. Có khi họ phải biểu diễn trên không, nhảy lên cao….và chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi là có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng bất cứ lúc nào. Nguy hiểm là thế, nhưng họ chẳng bao giờ từ bỏ nghề, bởi với họ, đó không chỉ là việc để kiếm sống, mưu sinh mà còn là cả một tình yêu, đam mê, muốn gắn bó với nghề. Họ thường bảo nhau rằng nghề này là nghề “ăn cơm nhà, nhưng lại cầu phúc cho thiên hạ”.