So sánh sản phẩm
FACEBOOK Phát Hoàng Gia
Thăm dò ý kiến
Thống kê
  • khach hom nayNgày:
  • Tong so khachTuần:
  • luot truy capTháng:
  • tong truy capNăm:
  • dang onlineOnline:

NGHỀ SỰ KIỆN: LỐI NÀO CHO NEWBIE?

Ngày đăng : 11:42:44 26-06-2017

(*) Bài viết dành cho các bạn sinh viên sắp ra trường đang băn khoăn trước lựa chọn nghề nghiệp và dành tặng cả những bạn đang muốn chuyển hướng, dấn thân đi theo nghề sự kiện.

Làm thế nào để bước chân vào nghề sự kiện? Cơ hội nào cho sinh viên mới ra trường đây? Với các bạn đã đi làm và muốn chuyển nghề thì là sự băn khoăn trước một lĩnh vực rất mới mà dường như còn quá nhiều điều các bạn không biết.

Thật tiếc khi nghề sự kiện – đúng với bản chất vô cùng linh hoạt của nó, lại chẳng có sách vở hay tài liệu nào đủ bao quát hết được lĩnh vực này để chỉ dẫn cho những bạn đang băn khoăn một con đường thật rõ ràng như các ngành nghề khác. Vậy nên, cái chúng ta nói với nhau ở đây có lẽ chỉ là những trải nghiệm từ thực tế, những điều mà chính những công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp cũng đã từng trăn trở khi bắt đầu. Hi vọng nó sẽ có ích để các bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn.



 

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường

Thực tế là với cách đào tạo ở Việt Nam, sinh viên bất cứ ngành nào cũng băn khoăn chuyện ra trường làm gì chứ không phải chỉ mỗi ngành sự kiện. Các bạn đang học đúng ngành lo mình thiếu kinh nghiệm, các bạn trái ngành thì lại lo mình thiếu chuyên môn. Vậy nên, thay vì lo những vấn đề muôn thuở như thế, tốt nhất chúng ta hãy bỏ bớt thời gian lãng phí vì lo lắng đi, mà hãy hành động:

1. Bạn có dám thử thách bản thân cho lựa chọn này hay không?

Không cần đắn đo chuyện bạn hợp hay không hợp, chuyện ai đó nói tính bạn không làm được nghề này.  Bạn cũng không cần ph xác định mình “yêu” event ngay lúc đó, bởi tình yêu mà, nhiều khi mỏng manh lắm. Quan trọng là bạn suy nghĩ nghiêm túc về công việc, và xác định là mình sẽ dám thử.

2. Bạn có cần nghĩ quá nhiều về chuyện phải kiếm tiền hay không?

Sau khi ra trường, một số bạn sẽ sớm trở thành trụ cột kinh tế của gia đình. Nếu điều kiện gia đình không quá thoải mái, bạn cũng sẽ cần đắn đo một chút, bởi trên thực tế, mức lương khởi điểm của nghề sự kiện không hề cao. Bạn thậm chí sẽ phải chấp nhận mức lương chỉ đủ sinh hoạt ở các thành phố trong từ 1 đến 2 năm đầu làm nghề. (Nghề sự kiện tại Việt Nam cũng chưa mấy phát triển ở các tỉnh lẻ).



 

3. Bạn có chấp nhận được cường độ làm việc rất nhiều tiếng mỗi tuần, di chuyển nhiều nơi và làm rất nhiều công việc chân tay?

Khi mới vào nghề, bạn sẽ chưa thể ngay lập tức đảm nhận những vị trí cao được. Đặc thù của nghề này là như thế. Không chạy chương trình, sao bạn nắm được thực tế mà sáng tạo kịch bản tổ chức hay điều hành,… Vậy nên bạn hãy vui vẻ chấp nhận những công việc gần như… sai vặt trong mỗi sự kiện. Nếu không chuẩn bị sẵn tâm lý đó, bạn sẽ sớm vỡ mộng khi vào nghề.

Rồi, xong ba câu hỏi lớn đó, giờ sẽ bàn tiếp đến việc tìm kiếm cơ hội ở đâu?

Thực ra số lượng các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp ở Hà Nội và Sài Gòn không có quá nhiều, thậm chí có chịu khó xem các trang tuyển dụng, bạn cũng thấy rất ít tin liên quan đúng không?
Chắc là mấy cái công ty này “chảnh” thật rồi!!! Hay là người ta không tìm mình thì mình thử chủ động đi tìm người ta đi?
– Search thông tin, lập danh sách các công ty trong ngành
– Chuẩn bị một cái CV thật tha thiết và ưng ý, rồi apply vào những nơi phù hợp
– Nếu người ta không đăng tuyển thì tìm đến người ta trực tiếp tại những chương trình lớn!
Tôi đã từng gặp những bạn trẻ tha thiết gửi CV đến 5, 7 lần cho nhà tuyển dụng để nắm lấy cơ hội thực tập và được đào tạo. Vậy nên, bằng quan hệ, bằng khả năng gây ấn tượng của bản thân, bằng CV đẹp,… hoặc bằng mọi cách có thể nghĩ ra, hãy cứ đeo bám những cơ hội thật nhiệt tình, sớm muộn gì bạn cũng sẽ tìm được đường để bước chân vào nghề.

Câu hỏi tiếp theo: Bạn cần kỹ năng hay kiến thức nào để làm được nghề này?

Nói đến nghề sự kiện, nhiều bạn vội nghĩ ngay đến những vị trí như event manager hay event planner và liệt kê ra đủ thứ kỹ năng siêu phàm để làm được nó. Sự thật là để làm được một sự kiện, chúng ta còn có rất nhiều vị trí hỗ trợ khác nhau, mỗi vị trí lại đòi hỏi kỹ năng khác nhau. Kiến thức nào bạn có, kỹ năng nào bạn giỏi cũng dùng được trong nghề này hết!
Giỏi giao tiếp, đàm phán thì làm account, giỏi quản lý team, training tốt thì làm quản lý nhân sự, giỏi kỹ thuật thì lo set up, cho thuê âm thanh ánh sáng, chu đáo và tỉ mẩn thì lo hậu cần và logistic, sáng tạo thì thử sức với event planner, khả năng phản ứng nhanh và tháo vát thì làm backstage crew, v.v… Khi thực sự làm việc, va vấp nhiều, chính các bạn sẽ phát hiện đâu là thế mạnh của mình để phát triển cho phù hợp. Hơn nhau trong mọi việc luôn là vấn đề tư duy chứ không phải bằng cấp.

Vấn đề nữa cũng nhiều bạn “lo xa”: Làm tổ chức sự kiện có phải là nghề “có tương lai” hay không?

Vất vả ai cũng thấy, hào nhoáng chỉ là cái vỏ, thu nhập thì thấp hơn mặt bằng chung của rất nhiều nghề khác,… nghề sự kiện chẳng có gì cao sang cả. Nhưng có hai điều cần luôn tin:
– Nếu bạn nỗ lực thì chẳng nghề nào phu công̣ bạn cả.
– Nếu khát vọng của bạn đủ lớn, đỉnh cao nhất của nghề đó sẽ do chính bạn tạo ra chứ không phải phụ thuộc vào bất cứ thứ hạng hay địa vị nào của xã hội quy định.

Vậy nên, hãy bớt lãng phí thời gian vào chuyện lo lắng đi và tập trung cho hành động.

Đối với những bạn muốn chuyển nghề sang làm sự kiện:

Những vấn đề khiến các bạn đắn đo có lẽ cũng giống như của các bạn sinh viên mới ra trường thôi, nhưng nó sẽ ở cấp độ cao hơn. Các bạn phải lo cơm áo gạo tiền, lo trách nhiệm với gia đình, lo tương lai của các bạn liệu có được đảm bảo?
Tuy nhiên, khi bạn nghĩ đến việc chuyển hướng, hẳn bạn đã tìm thấy một sự hứng thú nhất định nào đó với nghề này? Vậy hãy để sự hứng thú đó thôi thúc bạn và truyền thêm sự dũng cảm dấn thân cho một lĩnh vực mới.
Chúng ta chỉ có 30 năm để vui với công việc thôi, vậy sao không chọn cái làm mình sướng nhất?
Sự thành công còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có cả may mắn. Đi làm ai cũng mơ được thành công, nhưng số người thành công được biết đến chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy nên cái gì dễ thì mình nên tận hưởng trước, như là niềm hạnh phúc vì cuối cùng cũng làm đúng nghề chẳng hạn.

Bài viết chia sẻ mang nhiều quan điểm cá nhân của tác giả, hi vọng nó sẽ có ích một chút nào đó cho những bạn trẻ đang băn khoăn.

Nguồn: http://backstage.vn/

Tags:
Đối tác
Diamond
Queen Plaza
Hotel Equatorial
Luxury Palace
Happy Gold
Cát Khánh
Melisa Center
Metropole
Paradize Wedding
Silverland
Hotel Continental
Grand Palace Wedding and Convention
Dinh Thống Nhất
Hotel Nikko Sài Gòn
Pullman Hotel
Nhà hàng Hoàng Long
Forever wedding
Vườn Cau Restaurant
Ramana Hotel
Hoàng Hải Group
Đồng Khánh Hotel
Emi Wedding
EMAIL: info@phathoanggia.com.vn
HOTLINE: 0919 43 43 44
ĐIỆN THOẠI: (028) 38 113 444 - (028) 5404 2100
Fanpage Facebook
profile
LIÊN HỆ PHÁT HOÀNG GIA

Mr Phát

Hotline0919434344

Support0914.37.43.44

Điện Thoại Bàn(028) 38113444

Điện Thoại Bàn(028) 54042100

Top