Ý nghĩa tráp bánh phu thê là gì?
Theo truyền thuyết dân gian có kể rằng: Vào thời nhà Lý, khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận thì vợ của vua ở nhà vì thương chồng đi đánh trận xa nhà, gặp muôn vàn khó khăn, vất vả nên đã tự tay làm món bánh này với bột gạo nếp cái hoa vàng cùng với nhân đậu xanh, dừa tươi… để gửi cho chồng ở nơi trận mạc. Khi Vua ăn thấy bánh rất ngon, màu sắc trong hồng đẹp mắt. Người đã nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng và nhớ đến người vợ ở nhà nên đã đặt tên bánh là Bánh Phu Thê. Sau này, nhiều vùng sử dụng loại bánh này trong ngày Lễ Ăn Hỏi để tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó.
Cách trang trí và sắp Bánh Phu Thê?
Thông thường Bánh Phu Thê sẽ được gói trong lá chuối. Tuy nhiên, Bánh Phu Thê trong Tráp Ăn Hỏi sẽ được đựng trọng chiếc hộp nhỏ màu đỏ xinh xắn. Sau đó, được các nghệ nhân sắp bánh theo hình tháp 9 tầng, kết hợp chữ song hỷ to và dây nơ, dây ruy băng để tạo nên mâm tráp bánh phu thê ăn hỏi đẹp mắt.
Tráp Bánh Phu Thê Ăn Hỏi trở thành món lễ vật ăn hỏi đậm đà ý nghĩa cho ngày vui của đôi bạn trẻ.